Suy dinh dưỡng ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là ở độ tuổi 5, khi trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Việc xây dựng một thực đơn dinh dưỡng hợp lý không chỉ giúp trẻ tăng cường sức khỏe mà còn hỗ trợ sự phát triển về thể chất và trí tuệ. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 5 tuổi bị suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng là gì ?
Suy dinh dưỡng ở trẻ em được hiểu là tình trạng mà trẻ không nhận đủ hoặc không hấp thụ được các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Tình trạng này có thể dẫn đến việc trẻ không đạt được chiều cao và cân nặng theo tiêu chuẩn phát triển của lứa tuổi. Suy dinh dưỡng có thể biểu hiện ở việc trẻ nhẹ cân và thấp còi hơn so với lứa tuổi.
Nguyên nhân gây nên việc suy dinh dưỡng ở trẻ 5 tuổi
Do trẻ thiếu chất dinh dưỡng
Trong quá trình ăn uống, sinh hoạt trẻ có thể không được cung cấp đủ các chất trong nhóm thực phẩm cần thiết như chất đạm, vitamin, protein, chất béo, nước và khoáng chất. Đây là các chất cần thiết để cho cơ thể trẻ phát triển. Hoặc do trẻ ăn uống các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn không có giá trị dinh dưỡng trong đó, dẫn đến việc trẻ thiếu hụt chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể.
Do bị bệnh khiến cơ thể khó hấp thụ
Có rất nhiều loại bệnh khiến cho cơ thể trẻ gặp khó khăn trong việc hấp thụ các chất dinh dưỡng. Khiến cho cơ thể thiếu hụt chất gây lên tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ. Một số bệnh được đề cập như sau
- Bệnh tiêu chảy: Đây là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ, do trẻ ăn uống không lành mạnh gây lên bệnh nhiễm vi khuẩn, virus ký sinh trùng. Làm cho trẻ bị tiêu chảy làm giảm khả năng hấp thu nước và chất dinh dưỡng từ thực phẩm, gây mất nước và khoáng chất, dẫn đến suy dinh dưỡng.
- Rối loạn đường tiêu hóa: Rối loạn đường tiêu hóa là một nguyên nhân phổ biến ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng của trẻ. Hệ tiêu hóa có nhiệm vụ phân giải thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, nhưng khi bị rối loạn, chức năng này bị suy giảm, gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng và ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ
- Trẻ thường xuyên mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh hô hấp, bệnh truyền nhiễm, hay những bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm… kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, có thể dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng cao. Ngoài ra, các vấn đề sức khỏe bẩm sinh như sinh non, suy dinh dưỡng từ trong bào thai, hoặc mắc các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, bệnh tim bẩm sinh… cũng làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ.
- Tình trạng biếng ăn ở trẻ, do nhiều nguyên nhân như bệnh lý, chế độ ăn uống không hợp khẩu vị hoặc tâm lý căng thẳng, cũng ảnh hưởng tiêu cực đến lượng thực phẩm mà trẻ tiêu thụ và khả năng hấp thu dưỡng chất. Hơn nữa, những yếu tố xã hội như thói quen lạc hậu, thiếu thốn chăm sóc y tế, hoặc điều kiện kinh tế gia đình khó khăn (nghèo đói, bạo lực gia đình…) cũng góp phần làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Top 5 Thực đơn dành cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi cải thiện tốt hơn mỗi ngày
Thực đơn 1: Cháo yến mạch thịt bò và rau củ
Nguyên liệu làm cháo yến mạch thịt bò và rau củ
- Thịt bò nạc: 50g
- Yến mạch: 40g
- Cà rốt: 20g
- Bí đỏ: 20g
- Dầu ô liu: 1 muỗng cà phê
- Hành ngò, gia vị cho trẻ em
Cách làm: Cần thịt bò rửa sạch, có thể trần qua nước nóng cho đảm bảo hơn sau đó xay hoặc băm nhuyễn. Tiếp theo, cà rốt và bí đỏ gọt vỏ, cắt hạt lựu nhỏ. Đun yến mạch với 300ml nước, nấu nhỏ lửa cho đến khi mềm. Thêm thịt bò và rau củ vào cháo, nấu cho đến khi mọi thứ chín nhừ. Nêm gia vị phù hợp với trẻ, tắt bếp và thêm dầu ô liu, hành ngò.
Dinh dưỡng: Cháo yến mạch thịt bò cung cấp chất đạm, sắt từ thịt bò hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch và phòng chống thiếu máu, chất xơ và vitamin từ cà rốt và bí đỏ hỗ trợ phát triển thị lực và hệ miễn dịch cho trẻ, cùng chất béo lành mạnh từ dầu ô liu. Món này giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, bổ sung năng lượng và tăng cường phát triển cơ bắp.
Thực đơn 2: Súp gà nấm và bắp non
Nguyên liệu làm cháo yến mạch và rau củ
- Thịt gà: 50g
- Nấm hương: 20g
- Bắp non: 20g
- Hành tây: 10g
- Nước dùng gà: 300ml
- Gia vị, dầu ô liu
Cách làm: Đầu tiên cần chuẩn bị thịt gà và rửa sạch sau đó xé nhỏ hoặc băm nhuyễn thịt gà ra cho bé. Tiếp theo, nấm hương ngâm mềm, cắt nhỏ, bắp non cắt lát mỏng đun nước dùng gà, thêm nấm, bắp và thịt gà vào nấu. Nêm gia vị phù hợp, tắt bếp và thêm dầu ô liu.
Dinh dưỡng mang lại: Súp gà chứa nhiều chất đạm và canxi từ thịt gà cung cấp protein và các axit amin quan trọng, hỗ trợ tăng trưởng và sửa chữa tế bào, nấm hương cung cấp vitamin D và chất xơ giúp trẻ hấp thụ canxi tốt hơn, hỗ trợ sự phát triển xương và răng, bắp non giúp bổ sung vitamin và khoáng chất. Món ăn nhẹ này rất dễ tiêu hóa và bổ dưỡng.
Thực đơn 3: Cháo hạt sen, tôm và rau ngót
Nguyên liệu:
- Gạo tẻ: 40g
- Hạt sen tươi: 20g
- Tôm tươi: 50g
- Rau ngót: 30g
- Dầu mè: 1 muỗng cà phê
- Gia vị cho trẻ
Cách làm: Đầu tiên cần sơ chế hạt sen, đảm bảo tách nhân và hạt riêng ra, sau đó nấu cháo trắng với hạt sen đến khi mềm ra. Tôm thực hiện lột vỏ, xay nhỏ và đảo qua với dầu mè. Cuối cùng thực hiện thêm tôm và rau ngót vào nồi nấu, nêm gia vị và nấu chín là đã hoàn thành.
Dinh dưỡng: Hạt sen giúp bé ngủ ngon và giảm căng thẳng rất tốt cho hệ thần kinh, tôm giàu protein và canxi giúp xương phát triển chắc khỏe, rau ngót bổ sung vitamin A, C và chất xơ, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Thực đơn 4: Mỳ ý sốt thịt gà và rau củ
Nguyên liệu:
- Mỳ Ý: 50g
- Thịt gà băm nhỏ: 50g
- Cà chua: 30g
- Hành tây: 10g
- Bông cải xanh: 20g
- Phô mai bào: 1 muỗng canh
- Dầu ô liu: 1 muỗng cà phê
- Gia vị cho trẻ
Cách nấu: Chuẩn bị mỳ ý sẵn, nấu theo hướng dẫn rồi vớt ra để cho ráo nước. Tiếp đó, xào hành tây, thịt gà băm nhỏ và cà chua mềm, thêm chút gia vị cho trẻ nhỏ. Bông cải xanh luộc chín, cắt nhỏ.Trộn mỳ ý với sốt thịt gà, bông cải xanh và rắc phô mai bào lên trên.
Dinh dưỡng: Mỳ Ý cung cấp tinh bột, thịt gà bổ sung đạm và sắt giàu protein và vitamin B6, giúp trẻ phát triển cơ bắp và duy trì sức khỏe tim mạch, bông cải xanh cung cấp vitamin và chất xơ, phô mai giúp bổ sung canxi, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Thực đơn 5: Cơm cuộn trứng và rau củ
Nguyên liệu
- Cơm trắng: 1/2 bát
- Trứng gà: 1 quả
- Cà rốt: 20g
- Dưa leo: 20g
- Tôm tươi: 30g
- Rong biển: 1 lá
- Gia vị, dầu ăn cho trẻ
Cách làm: Bước đầu tiên làm sạch tôm sau đó thực hiện hấp chín tôm, bóc vỏ và cắt nhỏ. Tiếp sau đấy, ta cần cà rốt luộc chín vừa đủ và dưa leo thái sợi. Chuẩn bị trứng gà, tráng trứng thật mỏng sau đó để nguội. Cuối cùng, Cuộn cơm với trứng, cà rốt, dưa leo và tôm trong lá rong biển, cắt miếng nhỏ.
Dinh dưỡng: Món cơm cuộn chứa đầy đủ tinh bột từ cơm, đạm từ tôm, trứng chứa nhiều protein, chất béo lành mạnh và choline, giúp phát triển trí não và hỗ trợ sự phát triển toàn diện của trẻ, chất xơ từ rau củ và rong biển giàu iodine và khoáng chất. Món ăn này không chỉ ngon miệng mà còn giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
Babichuchu – Thế giới đồ chơi trẻ em, đồng hành cùng ba mẹ trên con đường nuôi dạy và phát triển của trẻ.
Khám phá những điều mới tại Fanpage Babichuchu – Thế giới đồ chơi trẻ em
Đồ chơi tuyệt vời, bé vui suốt đời.
Xem thêm bài viết hữu ích cho con tại đây!